Danh xưng và tên gọi Danh_sách_hoàng_đế_nhà_Tống

Kể từ thời kỳ Nhà Tần (226 – 206 TCN) cho đến Nhà Thanh (1644 – 1912), các vị vua chúa đứng đầu Nhà nước được biết đến với danh hiệu Hoàng đế.[10] Trong các văn bản lịch sử, các Hoàng đế Nhà Tống, cùng các Hoàng đế Nhà Đường, Nhà Nguyên đều được gọi bằng miếu hiệu của họ (廟號), miếu hiệu của vua đã chết được vua nối ngôi, hoặc đình thần đặt để viết trên bài vị hay trên các bài văn tế đọc trong các dịp giỗ chạp. Trước thời Nhà Đường, Hoàng đế thường được gọi bằng thụy hiệu (諡號), thuỵ hiệu là tên được đặt cho vua chúa sau khi quá cố. Thời Nhà Minh (1368 – 1644) và Nhà Thanh, tên các vị Hoàng đế được gọi bằng niên hiệu duy nhất của họ.[11] Trong khi vào thời kỳ Nhà Tống và trước đó, một vị vua thường có nhiều niên hiệu trong thời gian cai trị.[12] Số lượng ký tự của miếu hiệu tăng trưởng ổn định hơn sau thời kỳ Nhà Hán (202 TCN – 220). Ví dụ, thụy hiệu của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, vị vua lập ra Nhà nước Mãn Châu ở miền Bắc Trung Hoa và sau đó là Nhà Thanh có tất cả 29 ký tự (Thừa thiên Quảng vận Thánh đức Thần công Triệu kỉ Lập cực Nhân hiếu Duệ vũ Đoan nghị Khâm an Hoằng văn Định nghiệp Cao Hoàng đế, 承天廣運聖德神功肇紀立極仁孝睿武端毅欽安弘文定業高皇帝).[11] Thời Nhà Đường, miếu hiệu ngắn hơn rất nhiều, nhưng sang thời kỳ Nhà Tống, số ký tự mới bắt đầu tăng lên.[11] Mỗi Hoàng đế đều có lăng hiệu (陵號) khác nhau dành cho lăng tẩm của mình.[13]